Những thiết kế nội thất được lồng ghép giữa hình chữ nhật, hình tam giác, hình thoi hoặc các đường cong, đường tròn được ưa chuộng dùng. Yếu tố mỹ thuật truyền thống Đông Dương được thể hiện rõ trong các hoa văn, họa tiết và tạo ra những đặc trưng riêng của phong cách Đông Dương. Cùng tìm hiểu những đặc trưng và họa tiết phong cách Indochine đang được nhiều gia chủ ưa chuộng trong bài viết sau đây.
Phong cách thiết kế nội thất phong cách Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương. Kiến trúc sư người Pháp đã kết hợp hài hòa vẻ đẹp Tân cổ điển phương Tây và cảm hứng vùng miền tạo ra phong cách Đông Dương. Emest Hébrard được xem là người đặt nền móng cho phong cách này.
Gần một thế kỷ tội qua kể từ khi ra đời nhưng phong cách Indochine vẫn được hiện tại ưa chuộng vì hội tụ được nhiều ưu điểm, thế mạnh như:
Tinh tế & sang trọng: Nói về phong cách Indochine tại Việt Nam, có ý kiến so sánh rằng: “ Nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”. Vẻ đẹp của thiết kế Indochine tinh tế, nồng nàn và đầy sang trọng. Vẻ đẹp độc đáo ấy đến từ đường nét cứng rắn, chắc chắn với các cột đá gỗ cao lớn. Màu kem, nâu trầm thể hiện được nét quý phái, bền vững. Vật dụng nội thất sắp xếp khéo léo mang đến vẻ đẹp nên thơ, toát lên thần thái riêng.
Tạo cảm giác thư thái: Sự kết hợp chất liệu phương Tây: đá, xi măng…và tre, nứa, gỗ – những chất liệu đặc trưng Á Đông mang đến sự gần gũi, giản dị. Không gian mở rộng, gần gũi với thiên nhiên cũng là yếu tố “kéo gần” con người về với thiên nhiên, cây cối để được thư giãn trọn vẹn.
Phù hợp với đa dạng không gian: Phong cách Indochine có thể ứng dụng phù hợp với nhiều không gian khác nhau như biệt thự, khách sạn, nhà hàng, căn hộ chung cư… Điều này sẽ giúp phong cách Indochine không bị bó hẹp trong một không gian cụ thể nào mà dần tạo nên một xu hướng thiết kế phổ biến.
Sau khi xuất hiện và dần thay thế kiến trúc thuộc địa tiền kỳ, kiến trúc Đông Dương cũng trải qua một quá trình chuyển hóa rõ nét và dần tạo được dấu ấn đậm nét. Với sự hòa hợp cùng kiến trúc văn hóa bản địa, kiến trúc Đông Dương được xem là một thiết kế hài hòa, thẩm mỹ và phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của vùng khu vực. Điều này thể hiện qua việc lựa chọn vật liệu, kết hợp các họa tiết truyền thống cũng như dung hòa các nét văn hóa đặc trưng của Đông Dương.
Văn hóa mỹ thuật Việt Nam từ ngàn đời xưa nổi tiếng với những hình thù, họa tiết độc đáo và đẹp mắt. Nó được xem là một phần trong bản sắc dân tộc. Và việc kiến trúc phương Tây du nhập và phát triển tại đất nước này, cũng không thể bỏ qua những nét đặc trưng độc đáo ấy. Đó là những hoa văn, họa tiết truyền thống thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá, cách thể hiện tỉ mỉ và chi tiết.
Motip Tam đa Phúc – Lộc – Thọ có nghĩa là ba cái nhiều: nhiều phúc tức nhiều may mắn, nhiều thọ tức sống lâu, nhiều lộc tức có nhiều bổng lộc. Trong chiêm nghiệm của người xưa, con người sống trên đời thường rất khó để đạt được sự trọn vẹn trong cuộc sống. Người ta có thể có được thứ này, nhưng lại đánh mất thứ khác, để đạt được điều nọ, phải hi sinh điều kia… Hình ảnh ba ông Phúc – Lộc – Thọ (Tam Đa) chính là đại diện của những ước muốn mà mỗi con người đều khao khát có được trong đời. Tuy nhiên, mỗi ông chỉ tượng trưng cho duy nhất một điều viên mãn.
Họa tiết gồm các chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, được cách điệu đơn giản, liền nét theo đường kỷ hà, đan xen chồng lớp, nằm gọn trong một ô vuông hoặc tự do theo nét.
Hình ảnh Tứ Linh trong văn hóa phương Đông là 4 con vật linh thiêng và có nhiều phép màu nhiệm. Bốn con vật đó là Rồng – Kỳ Lân – Rùa – Phượng Hoàng, hay còn được gọi ngắn gọn với cái tên thân thuộc là Long – Lân – Qui – Phụng. Đề tài Tứ linh xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, từ thời đầu Công Nguyên và phát triển mạnh từ thời Lý với huyền thoại “Thăng Long”.
Trong khi đó, Tứ quý hay Tứ thời thường là các bộ pano 4 miếng đi liền với nhau. Trên mỗi miếng có vẽ hoặc chạm khác hình ảnh cây mai, cây lan, cây cúc, cây tre và có thể có hoa kèm theo. Motip Tứ quý thể hiện cho 4 mùa xuân – hạ – thu – đông trong năm. Và là hình ảnh quen thuộc trong đời sống phương Đông.
Họa tiết mắc lưới hình thoi, dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ, họa tiết mắc lưới lục giác giống vảy trên mai rùa. Họa tiết mắc lưới không đều. Họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân… được dùng trong các đồ vật trang trí một cách hài hòa.
Họa tiết Kỷ Hà cũng là một trong những họa tiết khá phổ biến, gồm có 3 nhóm chính:
– Họa tiết mắc lưới: có nhiều kiểu hình dạng khác nhau như hình thoi cạnh thẳng hoặc hơi cong nhẹ, hình lục giác giống vảy trên mai rùa, hình tam giác, hình chữ nhân…
Họa tiết cách điệu từ những con vật theo quan niệm của người Việt cổ đem lại những điều may mắn, tốt lành.Họa tiết hình thú không đứng riêng rẽ mà kết hợp với những họa tiết kỷ hà, hồi văn, hình chữ. Họa tiết tứ linh: Long, lân, quy, phượng, họa tiết hình con dơi, con cá, con cọp, con sư tử…
Đây là những họa tiết được cách điệu từ những con vật trong tự nhiên theo quan niệm của người Việt cổ, với ý nghĩa đem lại những điều may mắn, tốt lành. Họa tiết hình thú không đứng riêng lẻ mà kết hợp với những họa tiết kỷ hà, hồi văn, hình chữ… Tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang đậm tính văn hóa và lịch sử.
Dưới đây là một vài hình ảnh họa tiết chim thú đặc trưng mang dấu ấn văn hóa nước ta:
– Họa tiết Tứ linh: Long, Lân, Qui, Phụng là những hình tượng xuất hiện tại Việt Nam từ lâu đời, có nguồn gốc từ Trung Hoa
Họa tiết Hạc, Trĩ và Công cũng đều có chứa một hàm ý triết học hoặc văn hóa sâu sắc.
Họa tiết hình con dơi, con cá, con cọp đều là những con vật quen thuộc trong văn hóa truyền thống.
Họa tiết là biểu tượng 4 mùa “Tứ quý” gồm: Tùng, cúc, trúc, mai, sen.
Thực vật, cây cối hoa lá vốn là những chất liệu tự nhiên gần gũi với đời sống con người. Chính vì thế mà hình ảnh thực vật luôn là chất liệu xuất hiện thường xuyên trong kiến trúc phương Đông nói chung và nhà ở Việt Nam nói riêng. Ý nghĩa của mỗi hình tượng cây cối, hoa lá là khá phong phú và tùy thuộc vào thể loại chức năng.
Hoa sen: có từ thời Lý, biểu tượng của sự trong sạch, thanh tịnh của Phật giáo và cũng là Quốc hoa của Việt Nam ta qua các thời kỳ.
Hoa cúc: ảnh hưởng Phật giáo là biểu tượng cho sự bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền. Hoa Cúc được xem như Quốc hoa dưới triều nhà Nguyễn.
Hoa chanh: loài cây gắn liền với đời sống mộc mạc của nông thôn Việt Nam, đơn giản, mộc mạc và thanh cao.
Bát bửu: Nhiều hình tĩnh vật, bộ bát bửu thường thấy gồm: quả bầu, quạt, gươm, đàn, quyển sách, bút, cây sao, phất trần
Ngày nay, chúng ta vẫn gặp phong cách Đông Dương trên những con phố, góc nhà của Phố cổ, Hội An hay Huế. Phong cách nội thất indochine vẫn giữ được những dấu ấn riêng, mang trong mình vẻ thanh lịch và xưa cũ mà tiện dụng, giản đơn mê đắm người dùng.
Trong phong cách Đông Dương, các trang thiết bị là sự tác động của sắc thái và văn hóa bản địa lên phong cách sống của người Pháp: phản, sập gụ, bình phong.
– Con giống, con rối: những biểu tượng dân gian
– Tượng phật: biểu tượng tôn giáo, biểu tượng cho sự bình yên, thanh cao
– Hoa sen: có từ thời lý, biểu tượng của sự trong sạch, thanh tịnh của Phật giáo
– Bồ đề: cây Bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức phật
– Tứ linh: mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng những con vật đem lại nhiều may mắn
– Hoa cúc: bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền hợp.
Nghệ thuật trang trí truyền thống trong Kiến trúc phong cách Đông Dương đã khẳng định được sự sáng tạo của nghệ thuật Việt Nam. Tuy được khởi xướng bởi những kiến trúc sư người Pháp, nhưng không vì thế mà Kiến trúc Đông Dương mất đi tính chất dân gian và tính độc đáo của văn hoá truyền thống.
Những giá trị thẩm mỹ, tạo hình, qui tắc bố cục, mỹ thuật chế tác…của dấu ấn dân gian đã tạo nên vẻ đẹp đặc sắc cho các công trình kiến trúc. Bên cạnh đó những giá trị văn hóa nội hàm được cài cắm trong những motip trang trí mỹ thuật truyền thống đó cũng cần được làm sáng tỏ, diễn giải rõ ràng với căn cứ chặt chẽ. Điều này sẽ giúp bộc lộ hết nét đẹp nội tại, nâng tầm những di sản văn hóa quí báu đó của dân tộc. Nghệ thuật đương đại cũng sẽ trở nên phong phú, đa dạng hơn và tránh được sự mai một về ngôn ngữ văn hóa.
Qua bài viết kì này, BEE DECOR mong muốn truyền tải một cái nhìn chi tiết và sâu sắc hơn về phong cách Đông Dương đến những người yếu quý phong cách này. Ở phần tiếp theo, Fedic sẽ tiếp tục phân tích về sự hợp lý và thông minh của phong cách này khi hài hòa yếu tố thẩm mỹ và công năng. Bạn đọc hãy cùng theo dõi và góp ý để chúng tôi tiếp tục đem đến những nội dung hữu ích nhé!